Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM

Trung Tâm Nghiên Cứu Ứng Dụng Công Nghệ Cao Trong Nông Nghiệp

  • PLANT FACTORY CONFERENCE 2022

HỘI THẢO KHOA HỌC 2022

NHÀ MÁY THỰC VẬT: CÔNG NGHỆ SINH HỌC ỨNG DỤNG TRONG SẢN XUẤT SINH KHỐI THỰC VẬT

Các hệ thống sản xuất sinh khối thực vật quy mô lớn như nhà máy thực vật (plant factory) hoặc bioreactor không chỉ cho phép hướng đến sản xuất rau, cây con chất lượng cao mà còn có thể sản xuất các hợp chất tự nhiên và protein có giá trị thương mại. Các hệ thống này cho phép kiểm soát các yếu tố di truyền của vật liệu cũng như yếu tố môi trường (nhiệt độ, độ ẩm, nồng độ CO2, chất lượng và cường độ ánh sáng, elicitor…), nhờ đó mà các quá trình biến dưỡng ở mô thực vật có thể được định hướng hoặc kiểm soát ở nhiều mức độ khác nhau. Hệ thống nhà máy thực vật cho phép sản xuất sinh khối nhanh hơn nhiều lần so với canh tác truyền thống, sản phẩm có chất lượng ổn định trên diện tích sản xuất tối thiểu. Trên thế giới, các hệ thống sản xuất sinh khối quy mô lớn như nhà máy thực vật và bioreactor đã và đang được thương mại hóa thành công. Ngược lại, tại Việt Nam mới chỉ có các nghiên cứu bước đầu. Việc điểm lại lịch sử phát triển, bối cảnh trong nước, cũng như cập nhật các tiến bộ trong nước về những hệ thống sản xuất sinh khối bằng thực vật cho phép mở ra nhiều cơ hội dựa trên nền tảng này.

Nội dung tóm tắt: File đính kèm

Website: http://rchaa.hcmus.edu.vn/conference2022/

Thời gian: 13:00 – 16:30 PM, ngày 23/11/2022

Địa điểm: Phòng C22, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên ĐHQG HCM, 227 Nguyễn Văn Cừ Quận 5

Đại diện BTC: TS. Nguyễn Hữu Hoàng; TS. Quách Ngô Diễm Phương; TS. Nguyễn Du Sanh;  TS. Phạm Minh Duy

Đăng ký tham dự: https://bit.ly/plantfactory2022

PHIÊN 1: CẬP NHẬT TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU NHÀ MÁY THỰC VẬT

Chủ tọa: PGS. TS. Nguyễn Thị Quỳnh

Giới thiệu: Tổng quan về lịch sử phát triển của công nghệ nhà máy thực vật                                                

13:00 – 13:20  PGS. TS. Nguyễn Thị Quỳnh

Nghiên cứu khả năng quang hợp và sinh trưởng sinh sản của cây dâu tây trồng trong plant factory và tiềm năng ứng dụng ở vùng nhiệt đới                  

13:20 – 13:40 TS. Lê Trọng Lư (Đại học Ryukyus, Nhật Bản)

Xây dựng và đánh giá mô hình biểu hiện tạm thời receptor-binding domain (RBD) của SARS-Cov 2 trên cây xà lách (Lactuca sativa Lin 1753) thủy canh    

13:40 – 14:00  HVCH. Huỳnh Ngọc Mai (Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng Công nghệ cao trong Nông nghiệp) 

Một số kết quả nghiên cứu và triển khai hệ thống nhà máy thực vật tại Trung tâm Công nghệ Sinh học TP Hồ Chí Minh 

14:00 – 14:20 TS. Hà Thị Loan (Trung tâm CNSH TP HCM)

14:20 – 14:35 Thảo luận chung         

14:35 – 14:50 Giải lao (tea break)

PHIÊN 2: SINH LÝ HỌC VÀ CÔNG NGHỆ SINH HỌC ỨNG DỤNG TRONG CÁC HỆ THỐNG SẢN XUẤT SINH KHỐI          

Chủ tọa: PGS. TS. Bùi Văn Lệ

Tối ưu hóa ánh sáng LED và nhiệt độ vùng rễ nhằm gia tăng sự tích lũy hợp chất thứ cấp, năng suất và hiệu quả kinh tế của việc sản xuất rau mùi trong nhà máy thực vật                     

14:50 – 15:10  TS. Nguyễn Thụy Phương Duyên (Công ty trách nhiệm hữu hạn Awaichiba, Nhật Bản)

Chiếu sáng liên tục: phương thức sử dụng ánh sáng nhân tạo mới trong nhà máy thực vật                               

15:10 – 15:30 TS. Phạm Minh Duy (Đại học Nông lâm TP HCM, Việt Nam)

Nghiên cứu các vật liệu tái sinh dùng làm giá thể trong môi trường canh tác không dùng đất                             

15:30 – 15:50 TS. Nguyễn Thị Hồng Vân (Đại học Bonn, Đức)

Nghiên cứu nuôi cấy rễ tơ dừa cạn (Catharanthus roseus) bằng hệ thống kết hợp bioreactor ngập chìm tạm thời và sủi bọt khí nhằm thu nhận nguồn nguyên liệu có hàm lượng vincristine và vinblastine cao

15:50 – 16:10 NCS. Cao Minh Đại (Đại học Khoa học Tự nhiên – ĐHQG HCM, Việt Nam)

16:10 – 16:25 Thảo luận chung và kết luận